Tôi Đồ Gỗ Hiệp Gia Người Con Trên Quê Hương Huyện Hải Hậu Tỉnh Nam Định Xin Giới Thiệu Đến Các Bạn 1 Cây Cầu Ngói Cổ Được Lưu Truyền Lại Trên Mảnh Đất Làng Quê Thuộc Xã Quần Anh ( Hải Anh ).
Các Lão Làng Còn Sáng Tác Ra Câu Thơ ” Ai Qua Cầu Ngói Chùa Lương – Ghé Thăm Mỹ Nghệ Hải Minh Làng Nghề – Hoành Phi Câu Đối Tủ Chè – Đi Lên Đổi Mới Diệu Kỳ Sáng Tươi “.
Cây Cầu Ngói Cổ nằm ở ngã 3 đường đi vào chùa lương, nay được các cán bộ làng quê xây thêm cây cầu bê tông chắc khỏe bên cạnh để thuận tiện cho giao thông phương tiện đi lại hàng ngày.
Cây Cầu Ngói Cổ Chợ Lương được xây dựng vào đời Hồng Thuận (1509-1515) , tu bổ vào các năm 1922 và 2012.
Cầu được công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc Gia và được trùng tu, bảo quản gần như nguyên vẹn theo thiết kế ban đầu.
Cây Cầu Ngói Cổ Chợ Lương (Hải Hậu Nam Định) cùng với cầu Thanh Toàn (Huế), Cầu Chùa (Hội An) đã được chọn là 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam, được phát hành tem năm 2012.
Trong 3 cây cầu ngói này, thì Cây Cầu Ngói Cổ Chợ Lương có dáng dấp thuần Việt với những đường cong và họa tiết được chạm thật tinh xảo theo lối nhà cổ đồng bằng Bắc Bộ …
Cây Cầu Ngói Cổ vắt ngang qua sông Hoành chảy dọc xã Quần Anh xưa.
Kiểu dáng thuộc loại “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà dưới là cầu), các cụ già ở địa phương thì gọi là “Thượng hạ trì” (Trên là nhà, dưới là sông nước).
Cầu dựng trên 18 cột đá vuông mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng cột để gánh 6 vì, đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu.
Trên cột đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm, nâng sàn cầu, nhà cầu.
Sàn cầu ” Cây Cầu Ngói Cổ ” được thiết kế làm hai phần rõ rệt.
Phần sàn của lòng cầu rộng 2m, gồm nhiều thanh gỗ lim ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong, đồng thời có nhiều thanh gỗ ngắn hơn vuốt tròn cạnh tạo thành nhiều gờ nổi để khách bộ hành lên xuống đỡ bị trượt chân.
Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng uốn cong theo thành cầu.
Phía trong hành lang cũng được ghép ván. Phía ngoài hành lang là lan can với các đố thượng, đố hạ, con song.
Hành lang là nơi khách bộ hành có thể dừng chân ngồi nghỉ ngơi ngắm cảnh sông nước, làng quê.
Đặc biệt việc thiết kế nhà cầu đòi hỏi trình độ nghề nghiệp cao.
Các hàng soi, đường chỉ ở các vì kèo, các con bảy, hàng xà, bán bưng tạo hình con bướm, đầu con song tạo dáng lá đề cũng thể hiện tài hoa của nghề mộc cổ truyền đất Quần Anh.
Đáng chú ý ở Cây Cầu Ngói Cổ là hình tượng cuốn thư trên hàng trụ, dưới là cửa cuốn.
Cuốn thư tạo dáng khá đẹp lại đề 4 chữ “ Quần Phương xã kiều” ( cầu xã Quần Phương).
Giang thành dạ tĩnh du phương ứng hữu thư tiên.Nghĩa là:
Trên đường gió mát nhiều khách qua đây lưu lại văn thơ ca ngợi
Đi trên cầu trong đêm vắng như có nhận được sách tiên.Theo đôi câu đối ở cầu thì tứ tổ đã quan tâm xây dựng cầu ngay từ những ngày đầu tiến hành công việc khẩn hoang:Lê Hồng Thuận tứ tính thuỷ mưu giá ốc biệt thành giang thượng lộ
Hoàng Khải Định thất niên trùng tấp dư lương y cựu kính trung đề.
Nghĩa là:
Đời Hồng Thuận (1509-1515) bốn họ tính kế dựng nhà trên cầu thành đường trên nước
Đời Khải Định thứ bảy (1922) tu sửa nhu cũ, từng bậc xếp nên gương.
https://www.facebook.com/dogohiepgia
Từ Cây Cầu Ngói Cổ đi 100m là tới làng nghề truyền thống mỹ nghệ hải minh nơi con người vùng quê miệt mài tạo ra những tác phẩm Đồ Gỗ Cao Cấp – Nơi tinh hoa hội tụ.
Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Cao Cấp Hải Minh – Nơi thể hiện những thăng hoa cảm xúc – Nơi những thiết kế tinh xảo lên ngôi.
website: http://dogohiepgia.vn/
Bàn ghế trường kỷ – cuốn thư – câu đối – đại tự – tủ bày đồ – tủ chè – sập gụ – giường long sàng – giường ba thành – tranh treo tường.
BẢN ĐỒ
Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề
Hoành phi Câu đối Tủ chè
Đi lên đổi mới diệu kỳ sáng tươi.